Chuyên mục
Ảnh đẹp trong tuần
Ảnh liên kết bộ môn
Thống kê truy cập
Hôm nay: | 17 |
Tổng số: | 7786 |
Tâm lý
Giáo dục con trong giao tiếp, đặc biệt là thói quen trong bữa ăn
Những ngày Tết sắp đến, ắt hẳn gia đình bạn sẽ có những bữa tiệc linh đình cùng người thân trong chính ngôi nhà ấm cúng của mình, hoặc ở những nhà hàng sang trọng.
Chắc chắn rằng hơn lúc nào hết, bạn muốn con có cách cư xử tốt hơn khi ngồi vào bàn ăn và từ bỏ những thói quen xấu mà bé đang có. Nhưng nên bắt đầu từ đâu?
Bạn hãy bắt đầu bằng cách giúp con hiểu bữa ăn là lúc thư giãn, và thái độ tốt của con trong bữa ăn sẽ mang đến sự vui vẻ, thoải mái cho mọi người. Nói chuyện với con về tầm quan trọng của việc cư xử tốt, và khuyến khích con nghĩ mình là một người lịch sự. Bạn hãy từng bước một thiết lập những kỳ vọng thực tế, sau đó nhẹ nhàng củng cố cho đến khi chúng trở thành thói quen.

Nếu cứ để con "tự nhiên", bạn sẽ vô cùng lúng túng với những tình huống "khó đỡ" thế này. Ảnh: Getty images
Bạn có thể dạy những gì cho con?
Ở tuổi mầm non, con bạn tất nhiên chưa sẵn sàng để có thể ngồi ăn lịch sự như 1 quý ông, nhưng bé đã có thể bắt đầu học và thực hành các vấn đề cơ bản. Bạn hãy dạy con:
- Rửa tay trước khi ngồi vào bàn ăn
- Không mang theo đồ chơi lên bàn
- Không ném đồ ăn hoặc tự ý lấy quá nhiều thức ăn trên bàn
- Không đập/gõ chén, bát, tô, thìa trên bàn ăn
- Không phun thức ăn ra
- Không la hét hoặc chạy quanh phòng trong khi những người khác đang ăn
- Biết nói “làm ơn” và “cảm ơn” khi nhờ ai đó giúp đỡ.
- Sử dụng đũa/ muỗng thay vì bốc tay.
– Không bỏ thừa lại thức ăn của mình
Đa số trẻ ở độ tuổi này thích học để “trưởng thành” hơn. Con bạn có thể muốn biết làm thế nào để múc những miếng thức ăn nhỏ và nhai ngậm miệng, hay vì sao phải không hút hết nước trong ly của mình (vẫn để lại một ít nhỏ ở dưới đáy ly). Bé cũng có thể cố gắng như người lớn, chờ đợi cho đến khi tất cả mọi người được phục vụ mới bắt đầu ăn, và đưa ra những nhận xét đáng yêu, vừa phải khi được ăn loại thức ăn mà bé thích… Giờ ăn của gia đình chính là cơ hội lớn để con bạn luyện kỹ năng giao tiếp của mình, vì vậy bạn hãy chắc chắn luôn theo sát để hướng dẫn bé.
Cách tốt nhất để “giải quyết” những bài học này là gì?
Làm gương cho con. Đừng dài dòng cứng nhắc, đừng nói xa xôi to tát. Trước hết, bạn chỉ cần luôn làm đúng những gì muốn dạy cho con, vì bạn chính là “bài học” sống động mà bé sẽ học theo rất nhanh. Bạn nhớ luôn nói “làm ơn” và “cảm ơn” với con khi nhờ bé giúp gì đó. Bạn cũng đừng đọc báo, xem TV, nói chuyện trên điện thoại… trong bữa ăn, và hãy nói với con rằng bạn làm như thế là vì tôn trọng những người khác đang cùng ăn với mình.
Sự nhất quán sẽ giúp hình thành thói quen cư xử tốt cho con bạn trong những năm về sau. Do đó, khi tập cho con một thói quen nào đó, bạn hãy thường xuyên nhắc nhở nhẹ nhàng để củng cố cho thói quen đó. Chẳng hạn, khi con bạn dùng ngón tay bốc 1 miếng thịt kho trong đĩa, bạn chỉ cần đưa cho con chiếc muỗng và không quên nhắc nhở bé về việc phải lịch sự như thế nào, đừng có hôm đưa muỗng rồi hôm thì mặc kệ. Hoặc mỗi khi bạn gắp thức ăn, múc canh cho bé, hãy luôn nhớ nhắc bé nói “cảm ơn” với bạn.
Lưu ý: Bạn cũng đừng nên lạm dụng lời khen ngợi, có thể khiến bé cảm thấy mình như là trung tâm của mọi sự chú ý và dễ làm cho bé trở nên trịch thượng hơn là lịch sự.
Nên làm gì khi bé trở nên khó dạy bảo ở bàn ăn?
Bạn có một vài lựa chọn: Một số cha mẹ thấy tốt nhất là bỏ qua những hành vi sai trái – đòi hỏi, đập phá, làm lộn xộn của con – nhằm làm đứa trẻ không thấy sự hưởng ứng hay phản hồi nào mà tự chán. Một số phụ huynh khác thì thấy tốt hơn là nên tìm cách ngăn chặn hành vi có vấn đề của con em mình ngay, cho đến khi nào bé không nói “làm ơn” thì sẽ không được đáp ứng các yêu cầu. Và một số phụ huynh khác thì sẽ cho bé ra khỏi bàn ăn chung ngay khi bé hư đốn.

Đừng "bỏ rơi" con ở bàn ăn mà hãy luôn trò chuyện, dẫn dắt để bé không quên nhiệm vụ của mình. Ảnh: Getty images
Thật ra, nếu bạn làm cho mọi việc thú vị bằng cách nói chuyện với con, dẫn dắt bé một cách khéo léo, trao cho bé sự tự tin – thì bé sẽ muốn ở lại ăn chung với mọi người và cố gắng “sửa chữa” các hành vi của mình. Những bữa ăn tiếp theo, chắc hẳn bé sẽ không làm những việc đó nữa để không phải bị “trục xuất”.
Một số quy tắc tốt vào thời điểm này là gì?
Mỗi nhà lại có những quy tắc ứng xử riêng và bạn có thể tùy chọn quyết định nên bắt đầu tập cho con từ đâu, nhưng nói chung, hãy bắt đầu từ một quy tắc đơn giản để các con cùng thực hiện được tốt, như “không tì khuỷu tay trên bàn khi đang ăn” chẳng hạn.
Có một vài nguyên tắc mà bạn không nên quá cứng nhắc. Chẳng hạn quy tắc bình thường là “phải ăn sạch chén”, nhưng bạn muốn cho con học cách ngừng ăn khi đã cảm thấy no chứ không phải khi tất cả mọi thứ ở trước mặt của bé đã sạch sẽ. Bạn có thể lấy cho con 1 phần ăn vừa phải, và tôn trọng quyết định ngừng ăn khi bé lên tiếng.
Khi con ở tuổi này, bạn cũng có thể tạm bỏ qua các quy tắc như “ngồi ở bàn cho đến khi tất cả mọi người đã ăn xong”. Con bạn vẫn còn là một đứa trẻ hiếu động, chưa có khả năng ngồi yên lâu. Bạn có thể cho con đứng lên bất cứ khi nào bé đã ăn xong, nhưng nếu bé lợi dụng điều đó để bỏ bữa, hãy nghiêm khắc để bé biết rằng “con đã rời khỏi bàn rồi thì sẽ không được quay lại để thưởng thức các món ăn sau”. Bài học này ít nhất sẽ giúp bé nhận ra rằng bé không thể có thói quen muốn đến là đến, muốn đi là đi một cách tùy hứng trong suốt bữa ăn.
Bạn rất muốn con thể hiện tốt những phép lịch sự ở bàn ăn, chắc chắn để được như vậy sẽ cần nhiều thời gian và sự kiên trì. Bạn đừng quá đặt nặng những thủ tục lên con mình, làm bé căng thẳng và khó thành công. “Con cư xử tốt nghĩa là con đang thực sự quan tâm đến người khác,” nếu bạn truyền được cho con ý nghĩ này, hẳn bé sẽ thoải mái và làm tốt mọi việc hơn đấy.

Hãy lấy thức ăn vừa phải để con không bỏ thừa vì quá no. Ảnh: Getty images
Làm thế nào để con cư xử tốt trong nhà hàng?
Khi con bạn đã được học cách ăn ở nhà thì khi đến nhà hàng sẽ không có thêm nhiều điều phức tạp đâu. Chỉ cần bạn trước khi rời nhà, hãy nói chuyện với con về những gì bạn mong đợi, nói với bé rằng trong bữa ăn đặc biệt này, con cần có thái độ tốt để mọi người thêm vui vẻ. Giải thích cho bé hiểu là sẽ có những người khác trong nhà hàng và họ không muốn bị quấy rầy, do đó, bé sẽ phải nói năng nhỏ nhẹ, không chạy nhảy phá phách và ăn uống từ tốn.
Bạn có thể làm cho mọi việc dễ dàng hơn bằng cách lựa chọn một nhà hàng không quá đông đúc hay quá chậm trong khâu phục vụ, và hãy gọi đặt bàn trước. Hãy chắc rằng con của bạn cũng hoàn toàn thoải mái khi bạn đưa bé ra ngoài ăn và bé cũng đang đói (nhưng đừng để đến nỗi quá đói). Nếu con không như bạn mong đợi, không nên khiển trách bé ở nơi công cộng mà chỉ cần nhắc nhở nhẹ nhàng. Nếu con bạn làm phiền các thực khách khác, bạn có thể khéo léo đưa bé về sớm và cũng hãy giải thích cho con lý do.
Có một cách để giúp con bạn tìm hiểu và làm quen với phép tắc ăn nhà hàng là thông qua các trò chơi tại nhà. Bạn có thể cùng con chơi trò chơi “bữa tiệc trà”, với khách mời là các chú gấu bông chẳng hạn, và bạn từng bước bày cho con cách cư xử tốt với những người bạn bé nhỏ này. Hoặc bạn cũng có thể bày biện ngay tại bàn ăn nhà mình 1 bữa tiệc tương tự như ở nhà hàng với khăn trải bàn, nến, thức ăn, mọi người đều ăn mặc đẹp để dần dần giúp con làm quen với sự trịnh trọng của không gian nhà hàng.
Kem body Nano Huyền Phi, Ủ trắng tơ tằm Huyền Phi, sữa tắm huyền phi, Tẩy tế bào chết Huyền Phi, Kem trị nám Huyền Phi, Kem face nano Huyền Phi, Dung dịch vệ sinh Huyền Phi, Phấn nước Huyền Phi, Cao mụn tảo nâu Huyền Phi, Sữa rửa mặt Huyền Phi, Ủ tảo xoắn Alota, Kem tẩy lông Huyền Phi, Kem chống nắng Huyền Phi, Sữa tăng cân Duco, Giảm cân đẳng sâm nang, Son kem Huyền Phi, Serum sâm tố nữ Huyền Phi, Tắm trắng thuốc bắc Huyền Phi, Mỹ phẩm zenpali, zenpali chuối, Giảm cân Hera, Trà gạo Lứt giảm cân hera, Siro ăn ngon BabyPlus, mỹ phẩm mq skin, tái tạo da mq skin, thay da nhân sâm mq skin, serum căng bóng mq skin, tẩy trang mq skin, Kem chống nắng MQ Skin, Kem body MQ Skin, Bột rửa mặt MQ Skin, kem trị nám mq skin, Kem face nhân sâm MQ Skin, Kem body hoa anh đào MQ Skin, Mặt nạ nhân sâm MQ Skin,
HÌNH ẢNH HỌC DÃ NGOẠI
Tin mới nổi bật
- Bạn có biết tại sao con biếng ăn?
- Giáo dục con trong giao tiếp, đặc biệt là thói quen trong bữa ăn
- Dung dăng dung dẻ
- 10 thực phẩm lành mạnh bé yêu cần nhất
- Những món ăn khoái khẩu nguy hại cho trẻ
- 5 món ăn không thể thiếu trong thực đơn của bé
- Uống nước rất quan trọng
- Tại sao con ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón
- Những sai lầm khi nấu cháo khiến bé không tăng cân
- Ăn gì cung cấp nhiều vitamin
- Tổ chức cho trẻ làm bánh Trôi, bánh Chay