Chuyên mục
Ảnh đẹp trong tuần
Ảnh liên kết bộ môn
Thống kê truy cập
Hôm nay: | 6 |
Tổng số: | 7870 |
Cảm xúc mầm non
Bí quyết giúp bé đi nhà trẻ
Để bé đi nhà trẻ ngoan khỏe, điều quan trọng là bố mẹ phải chọn đúng thời điểm.
Sớm muộn gì thì rồi bạn cũng sẽ phải giải quyết vấn đề: Có nên cho con đi nhà trẻ hay không. Cần phải nói thêm rằng thời buổi bây giờ, không phải lúc nào cũng nhất thiết phải quyết định vấn đề này.
Nhiều gia đình có điều kiện không cần cho con đi nhà trẻ. Họ thuê bảo mẫu và người giúp việc chăm sóc con cái ngay tại nhà. Những người ủng hộ quan điểm “giáo dục tại gia” đưa ra những điểm bất lợi trong hệ thống nhà trẻ, chủ yếu là: Trẻ thường xuyên ốm đau, bệnh tật và những tổn thương về tâm lý của trẻ dẫn đến sự xa cách tình cảm đối với bố mẹ.
Ngoài ra, nhiều người còn cho rằng, nhà trẻ là nguyên nhân gây ra những rắc rối liên quan đến hành vi của trẻ: Những từ ngữ tục tĩu, thói gian dối, trộm cắp, những thói ngỗ nghịch, hung hăng… tất cả những thói hư tật xấu mà bé rất có thể bắt chước từ những đứa trẻ khác.
Nhưng dù sao đi nữa, những ông bố bà mẹ dẫu có muốn giáo dục con trong 4 bức tường cũng phải thừa nhận một điều: Nhà trẻ chính là trường học giao tiếp đầu tiên mà trẻ cần phải trải qua. Mà khả năng giao tiếp là một trong những điều kiện cơ bản để lớn lên trẻ có thể tự tin khi tiếp xúc, va chạm với mọi người trong xã hội.
Nhà trẻ chính là trường học giao tiếp đầu tiên mà trẻ cần phải trải qua. (Ảnh minh họa).
Nhà trẻ như một hệ thống tổ chức dạy cho những con người nhỏ tuổi hành vi ý chí, khả năng kết nối những mong muốn của trẻ với nguyện vọng của bạn bè cùng trang lứa cũng như những yêu cầu của người lớn. Ở đứa trẻ sẽ hình thành những hành vi theo mong muốn và khả năng tự điều chỉnh.
Trái với ý kiến của những người ủng hộ quan điểm giáo dục tại gia, tất cả những phẩm chất nói trên không phải được hình thành bởi cách giáo dục hà khắc như trong trại lính mà là thông qua các hoạt động vui chơi.
Các trò chơi đối với các bé tuổi nhà trẻ, mẫu giáo không phải đơn giản là nhu cầu của lứa tuổi, điều mà chúng ta thường nhìn nhận với con mắt bao dung, độ lượng mà đó chính là dạng hoạt động cơ bản để thông qua đó trẻ có thể hình thành nên những phẩm chất cá nhân.
Đối với các bệnh thông thường thì quả thật một số bé khi đi nhà trẻ bắt đầu ốm đau: Ví dụ như hiện tượng cảm lạnh thường xảy ra vì cơ thể của bé đang phải dần làm quen để thích nghi với môi trường mới.
Bé đi nhà trẻ hay ốm không phải vì các cô nuôi dạy trẻ không biết cách chăm sóc hay không quan tâm tới các con như nhiều người thường nghĩ. Thường thì số lần bị ốm của trẻ sẽ giảm dần cho đến hết một năm, kể từ ngày bé bắt đầu đi nhà trẻ. Lúc đó thời gian thích nghi của bé mới được ổn định.
Ưu điểm chính của nhà trẻ là sự giao tiếp và tiếp thu những bài học đầu tiên về xã hội. Sống trong tập thể cùng các bạn cùng lứa tuổi, trẻ sẽ học được cách tiếp xúc với các bạn, biết cách bảo vệ chính kiến của mình cũng như biết lắng nghe người khác. Ở trẻ sẽ định hình không chỉ có nhận thức thế giới xung quanh mà còn có thể nhìn nhận bản thân mình: Những khả năng thực sự của bản thân không chỉ có bố mẹ mà còn được những người khác, nhất là các bạn nhìn nhận và đánh giá sẽ có ý nghĩa hơn rất nhiều.
Thời điểm thích hợp nhất cho bé đi nhà trẻ là lúc 3 tuổi. Ở tuổi này bé đã bắt đầu có nhu cầu giao tiếp với các bạn cùng lứa tuổi. Thông thường, trước thời điểm này, bé chưa chú ý đến người khác và chủ yếu thích chơi một mình, chỉ cần giao tiếp với bố mẹ, anh chị và những người thân trong nhà là đủ.
Tuy nhiên, theo thời gian, giới hạn liên quan đến thế giới của bé ngày càng mở rộng và ở bé bắt đầu xuất hiện mối quan tâm tới các bạn khác. Dần dà, sẽ tới thời kì bé có những nhu cầu cấp thiết, không tạm bằng lòng với sự kìm hãm phát triển về mặt tâm lý nữa.
Điều quan trọng là bố mẹ phải nắm bắt được thời điểm phù hợp đó. Nếu con bạn còn chưa quan tâm, chưa có nhu cầu giao lưu với các bạn cùng tuổi hoặc quá “bám” mẹ thì bé sẽ khó thích ứng với môi trường nhà trẻ. Hiện tượng thường gặp trong những ngày đầu bé đi nhà trẻ là dễ bị xúc động, hay giận dỗi, khóc nhè hay sợ sệt…
Tất cả điều đó nói lên sự vội vàng của bố mẹ khi đưa con đến nhà trẻ. Qua quan sát, chúng ta nhận thấy những bé “tự nguyện” đến nhà trẻ sẽ nhanh chóng hòa nhập hơn những bé không có nhu cầu mở rộng phạm vi giao tiếp.
Những trẻ thuộc diện con một thường khó thích ứng với môi trường nhà trẻ hơn do quen được chiều chuộng, được mọi người quan tâm, chú ý, quen dựa dẫm, không có thói quen tự lập trong những sinh hoạt tối thiểu, thiếu tự tin, sợ bóng tối, cảm xúc không ổn định, từng bị tổn thương về tâm lý, có tật nói ngọng, nói lắp…
Mối liên hệ giữa bé và mẹ càng khăng khít, gắn bó bao nhiêu thì thời gian để bé thích nghi với môi trường nhà trẻ càng kéo dài bấy nhiêu. Đó là hiện tượng hoàn toàn bình thường và hết sức tự nhiên.
Hơn nữa, trong chừng mực nào đó, nó còn cho thấy sự phát triển trí tuệ và tinh thần ở mức độ cao, khả năng cảm nhận những cảm xúc mạnh ở trẻ.
Trẻ càng lớn thì càng khó thích nghi với điều kiện mới. Thời gian để bé làm quen với môi trường nhà trẻ là từ một tuần đến 10 ngày. Tầm 3 tuổi, bé sẽ làm quen với nhà trẻ trong vòng 2 – 3 tuần. Đối với các lớp mẫu giáo lớn hơn, phải mất thời gian hàng tháng trời trẻ mới có thể thích nghi được.
Trong thời kì thích nghi với điều kiện mới, ở trẻ thường xuất hiện những biến đổi về tâm, sinh lý khác nhau: Lo lắng, sợ sệt, bối rối, hoặc ngược lại, hay khó chịu, dễ bị kích động, nhõng nhẽo, thậm chí, nóng nảy, bướng bỉnh.
Nhóm trẻ khó thích nghi với môi trường nhà trẻ là những trẻ có bố mẹ quá lo lắng, do dự khi đưa con đến nhà trẻ. Vậy cần phải làm gì để khắc phục tình trạng trên? Trước hết, bạn nên nhớ rằng mọi sự lo lắng của bạn không thể tự nhiên đi qua, mà chỉ ngày càng trầm trọng thêm theo sự lớn lên của con bạn.
Và nếu con bạn không phải đối mặt với những vấn đề đó khi con còn ở nhà trẻ thì lớn lên, khi vào lớp một, bé cũng sẽ phải đương đầu với chúng. Lúc bấy giờ, khi phải tiếp xúc với các bạn đã từng đi nhà trẻ, con bạn sẽ gặp phải những khó khăn trong giao tiếp.
Tiếp theo, những ông bố bà mẹ thường hay lo lắng con cái phải tuân thủ chặt chẽ một số nguyên tắc được trình bày dưới đây, khi đưa con đi nhà trẻ. Điều này có thể giúp các bạn tránh được những vấn đề nghiêm trọng cũng như những ảnh hưởng xấu tới tâm lý của con.
Các tin liên quan
Kem body Nano Huyền Phi, Ủ trắng tơ tằm Huyền Phi, sữa tắm huyền phi, Tẩy tế bào chết Huyền Phi, Kem trị nám Huyền Phi, Kem face nano Huyền Phi, Dung dịch vệ sinh Huyền Phi, Phấn nước Huyền Phi, Cao mụn tảo nâu Huyền Phi, Sữa rửa mặt Huyền Phi, Ủ tảo xoắn Alota, Kem tẩy lông Huyền Phi, Kem chống nắng Huyền Phi, Sữa tăng cân Duco, Giảm cân đẳng sâm nang, Son kem Huyền Phi, Serum sâm tố nữ Huyền Phi, Tắm trắng thuốc bắc Huyền Phi, Mỹ phẩm zenpali, zenpali chuối, Giảm cân Hera, Trà gạo Lứt giảm cân hera, Siro ăn ngon BabyPlus, mỹ phẩm mq skin, tái tạo da mq skin, thay da nhân sâm mq skin, serum căng bóng mq skin, tẩy trang mq skin, Kem chống nắng MQ Skin, Kem body MQ Skin, Bột rửa mặt MQ Skin, kem trị nám mq skin, Kem face nhân sâm MQ Skin, Kem body hoa anh đào MQ Skin, Mặt nạ nhân sâm MQ Skin,
HÌNH ẢNH HỌC DÃ NGOẠI
Tin mới nổi bật
- Bạn có biết tại sao con biếng ăn?
- Giáo dục con trong giao tiếp, đặc biệt là thói quen trong bữa ăn
- Dung dăng dung dẻ
- 10 thực phẩm lành mạnh bé yêu cần nhất
- Những món ăn khoái khẩu nguy hại cho trẻ
- 5 món ăn không thể thiếu trong thực đơn của bé
- Uống nước rất quan trọng
- Tại sao con ăn nhiều rau mà vẫn bị táo bón
- Những sai lầm khi nấu cháo khiến bé không tăng cân
- Ăn gì cung cấp nhiều vitamin
- Tổ chức cho trẻ làm bánh Trôi, bánh Chay